Pages

Friday, 11 November 2016

Dưa chua xào tóp mỡ rẻ tiền mà trôi cơm

Vị chua chua, thơm nức lại giòn giòn, beo béo của món dưa xào tóp mỡ khiến bữa cơm ngày lạnh trở nên ngon lạ thường.

Nguyên liệu:

- 1 đĩa dưa chua
- 1 quả cà chua
- 1 củ hành khô
- 1 bát mỡ heo
- 2 nhánh hành lá
- Gia vị: nước mắm, bột nêm, xíu muối

Dưa chua xào tóp mỡ rẻ tiền mà trôi cơm - 1

Cách làm:

Bước 1: Mỡ rửa sạch, thấm khô rồi thái thành các miếng mỏng. Cho vào chảo xào cho mỡ ra hết mỡ nước thì vớt tóp mỡ ra bát.

Dưa chua xào tóp mỡ rẻ tiền mà trôi cơm - 2

Bước 2: Cà chua rửa sạch thái miếng hoa cau, hành lá thái khúc, hành khô băm nhỏ.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp cho 1-2 thìa dầu ăn vào đun nóng dầu thì cho hành khô vào phi cho thơm rồi mới cho cà chua, thêm chút muối vào xào cho cà chua mềm.

Dưa chua xào tóp mỡ rẻ tiền mà trôi cơm - 3

Bước 4: Khi cà chua chín mềm thì cho dưa chua vào xào vài phút rồi cho nước mắm, bột nêm, tóp mỡ. Tiếp tục đảo đều cho dưa thấm đều gia vị, dưa săn lại rồi mới cho hành lá vào đảo đều rồi tắt bếp.

Lưu ý, dưa chua vốn đã mặn nên khi nêm nếm gia vị vừa phải không món ăn sẽ càng mặn hơn.

Dưa chua xào tóp mỡ rẻ tiền mà trôi cơm - 4

Cho dưa chua xào tóp mỡ ra đĩa ăn với cơm nóng rất đưa cơm.

Dưa chua xào tóp mỡ rẻ tiền mà trôi cơm - 5

Dưa chua xào tóp mỡ rẻ tiền mà trôi cơm - 6
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm dưa chua xào tóp mỡ!

“Úm ba la” bò kho hiện ra!

Món này ăn với bánh mì hoặc cơm thì nấu nước hơi sánh sánh một chút, còn ăn với hủ tiếu hoặc mì sợi cho nước loãng hơn… nói chung ăn kèm với thứ nào cũng ngon.

“Úm ba la” bò kho hiện ra! - 1
Mì bò kho ăn kèm với rau thơm và giá sống

Hồi thời sinh viên gần nhà trọ tôi có một quán bình dân, bán món bò kho mà tôi rất mê. Dì bán nấu rất khéo, từng miếng thịt bò mềm mà không nhũn, được chấm với dĩa muối tiêu chanh chua cay mằn mặn nhai nghe giòn sần sật ở phần gân bò, đã gì đâu. Nước bò kho lấp lánh ánh màu vàng hạt điều thật hấp dẫn, húp một muỗng sẽ cảm nhận được gia vị đậm đà, thơm nồng ngũ vị hương quyện cùng các loại rau ngò, quế ngon khó cưỡng. Mỗi tháng má tôi ở quê gửi tiền lên hoặc lãnh học bổng, là sáng sớm hôm sau tôi lọ mọ ra quán này kêu một tô mì bò kho ăn cho thỏa thích.

“Úm ba la” bò kho hiện ra! - 2
Mì bò kho hấp dẫn

Món bò kho thường được nấu bằng thịt nạm hoặc gân nên phải ninh rất lâu mới mềm. Có một thời gian rộ lên thông tin để tiết kiệm điện, gas hoặc than đá khi nấu món bò kho, người ta cho thêm chất làm nhừ thực phẩm vào nồi bò khiến tôi đâm lo không còn hứng thú ăn ở hàng quán nữa. Một lần thèm quá, tôi ra chợ mua nguyên liệu về mày mò tự nấu, nấu muốn hết bình gas mà miếng thịt vẫn còn dai nhách. Từ đó tôi đành ngậm ngùi xóa sổ món bò kho thần thánh trong thực đơn của mình.

Mãi đến cuối tuần rồi đến nhà dì Út chơi, được dì đãi ăn sáng món mì bò kho ngon tuyệt cú mèo! Tôi kể với dì từ lâu tôi không được ăn món này vì những lý do như trên. Dì cười ngặc ngẽo, nói tôi lạc hậu quá, giờ ai mà nấu kiểu như tôi, rồi dì bày tôi cách nấu với nồi ủ dễ dàng hết sức.

Thịt bò nạm hoặc gân sau khi rửa sạch trụng sơ qua nước sôi để khử mùi bò, cắt miếng vừa ăn để cho ráo nước. Rồi để thịt bò vào thau cho gia vị bò kho, khoảng một muỗng dầu hạt điều, muối, đường và chút nước mắm ngon, cùng với hành, tỏi và sả băm vào trộn đều để ướp chừng 30 phút cho thịt ngấm gia vị.

“Úm ba la” bò kho hiện ra! - 3
Bò kho ngon phải nấu bằng thịt nạm

Cà rốt và củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch cắt miếng vừa ăn. Sả cây đập dập cắt cọng dài.

Phi thơm dầu tỏi, trút thịt bò đã ướp vào đảo đều trên lửa lớn cho miếng thịt săn lại. Rồi cho phần thịt này vào nồi ủ, cho sả, cà rốt và củ cải trắng đã chuẩn bị lúc nãy vào, đổ nước vào đun lửa lớn cho đến khi sôi, sau đó đậy nắp nồi ủ lại rồi mang đặt vào trong vỏ nồi ủ chừng 5-6 tiếng là thịt mềm.

“Úm ba la” bò kho hiện ra! - 4
Xào cho thịt bò săn lại

Dì Út nói thông thường món này được dì làm vào buổi tối, cho vào nồi ủ sáng hôm sau lấy ra, chỉ cần nêm nếm lại cho vừa ăn. Dì hấp háy đôi mắt vẻ tinh nghịch, nói: “Úm ba la” cả nhà có món bò kho để ăn sáng ngon như ý”.

“Úm ba la” bò kho hiện ra! - 5
Nấu bò kho bằng nồi ủ

Thật đơn giản phải không các bạn. Khi nào rảnh rỗi chúng ta thử bắt tay trổ tài, chiêu đãi người thân của mình món bò kho đầy đủ dinh dưỡng, thơm ngon hợp vệ sinh nhé.

Wednesday, 10 August 2016

Thực đơn cho bữa cơm chiều trôi cơm

Bữa ăn tuy đều là các món đơn giản nhưng rất trôi cơm, ai ăn cũng thích.

Thực đơn cho bữa cơm chiều trôi cơm - 1
Bữa cơm chiều nay nhà mình sẽ có các món:
- Thịt xào măng trúc
- Tôm tẩm bột chiên
- Ngọn su su xào tóp mỡ
- Rau muống luộc

Thịt xào măng trúc

 Thực đơn cho bữa cơm chiều trôi cơm - 2
Thịt thái miếng mỏng vừa ăn. Ướp thịt với chút nước mắm và dầu hào. Măng trúc luộc 2 lần với muối cho ra hết chất độc rồi rửa lại cho sạch, thái miếng vát. Cho chút dầu vào chảo, cho măng vào xào với chút bột canh và hạt tiêu cho ngấm gia vị. Cho tiếp thịt vào xào chín, tắt bếp, rắc thêm chút hành lá và hạt tiêu vào là xong.

Tôm tẩm bột chiên

 Thực đơn cho bữa cơm chiều trôi cơm - 3
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen ở lưng. Dùng dao sắc khứa nhẹ phần lưng để con tôm xòe ra khi chiên. Ướp tôm với chút gia vị cho đậm đà. Lấy bột chiên để khô, lăn tôm vào bột cho bột bám đều. Để khoảng 5 phút cho bột bám chắc vào tôm. Đun nóng dầu rồi cho tôm vào chiên vàng đều là xong.

Ngọn su su xào tóp mỡ

 Thực đơn cho bữa cơm chiều trôi cơm - 4
Ngọn su su nhặt lấy ngọn non, tước bỏ bớt xơ, rửa sạch, để ráo. Đun nóng dầu, cho ngọn su su vào xào cùng tóp mỡ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi ngọn su su chín, cho tỏi giã dập vào đảo đều, đến khi thấy dậy mùi thơm thì tắt bếp.

Rau muống luộc

 Thực đơn cho bữa cơm chiều trôi cơm - 5
Rau muống nhặt ngọn non, rửa sạch. Đun sôi nước với chút muối rồi cho rau vào luộc chín. Vớt rau ra đĩa, phần nước luộc giữ lại làm canh.

5 món dù ngon thế nào cũng tuyệt đối không ăn lại

Dưới đây là danh sách những món bạn tuyệt đối không nên ăn lại vì có thể gây ra những nguy hại khôn lường cho sức khỏe.

Rau

Nhiều người cho rằng, nếu hâm nóng lại sẽ khiến rau độc hại nhưng thực tế, đó lại nằm ở khâu bảo quản. Theo Trung tâm An toàn Thực phẩm, rau củ còn thừa nên cho vào nơi có nhiệt độ khoảng dưới 4 độ C hoặc thấp hơn. Nếu dự định trữ rau hơn 12 tiếng thì nên đông lạnh chúng.

 5 món dù ngon thế nào cũng tuyệt đối không ăn lại - 1
Nguyên nhân là vì các loại rau như xà lách, rau bina, cần tây và củ cải đường chứa lượng lớn nitrate. Ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn dễ xâm nhập, chúng sẽ chuyển hóa thành nitrit. Nitrit đã được chứng minh rằng có hại với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gây rối loạn máu, gọi là methaemoglobinaemia. Triệu chứng của bệnh này là đau đầu, khó thở, mệt mỏi và co giật. Đặc biệt, rau dền khi đã chế biến không nên để qua đêm rồi ăn lại vì có thể gây ngộ độc.

Cá, hải sản

Việc để các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò, ốc, mực… đã chế biến qua đêm sẽ khiến cho chất protein có trong các món ăn này bị biến đổi, không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây hại cho chức năng của gan, thận.

 5 món dù ngon thế nào cũng tuyệt đối không ăn lại - 2
Đặc biệt, đối với các món gỏi từ cá hay hải sản như gỏi cá, gỏi tôm… các bạn tuyệt đối không nên ăn nếu đã để qua đêm.

Món gỏi

Những món gỏi như gỏi cá, gỏi bò, gỏi tôm... dù có ngon và tiếc như thế nào cũng không nên ăn lại.

 5 món dù ngon thế nào cũng tuyệt đối không ăn lại - 3
Khi làm gỏi bạn cho rất nhiều gia vị như giấm, ớt... nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc, vì vậy, tốt nhất là ăn hết trong ngày.

Thịt gà

 5 món dù ngon thế nào cũng tuyệt đối không ăn lại - 4
Thịt gà chứa một lượng lớn protein. Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất là bạn hãy để món gà nguội ở nhiệt độ phòng sau đó ăn tiếp nếu còn thừa.

Dầu thực vật

Hâm nóng thức ăn thừa được chế biến qua dầu thực vật như các món chiên, rán, xào có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, thậm chí là ung thư. Một nghiên cứu mới đã tìm thấy rằng nhiều lần hâm nóng các loại dầu không bão hòa đa có axit linoleic như dầu canola, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu hướng dương có thể tiết ra một hợp chất độc hại sẽ không tốt cho sức khỏe.

Chất độc hại đó là một axit béo còn được biết đến là 4-hydroxy-trans-2-nonenal (HNE). Rất nhiều nghiên cứu đã tìm thấy liên kết giữa việc dùng HNE với rất nhiều bệnh nguy hiểm như Parkinson, Alzheimer, bệnh Huntington, gan, ung thư.

 5 món dù ngon thế nào cũng tuyệt đối không ăn lại - 5
Theo Jeannie Moloo – phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ – hâm nóng dầu thực vật quá nhiều và liên tục hâm nóng chúng sẽ tiết ra HNE. Bà cho biết: “Nếu một người quan tâm để mức độ ảnh hưởng của HNE, tôi sẽ khuyên rằng không nên hâm nóng lại dầu. Và tốt nhất chỉ dùng dầu cho một lần nấu mà thôi”.

Friday, 10 June 2016

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ

Hai miền có cách làm cơm rượu khác nhau nhưng món cơm rượu nào cũng ngon và hấp dẫn.

Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.

Ngoài bánh tro (hay còn gọi là bánh ú tro), hoa quả, thịt vịt thì vào Tết Đoan Ngọ hàng năm, người Việt còn làm cơm rượu ăn với quan niệm là để cho sâu bọ, giun sán trong người chết hết.

1. Cơm rượu kiểu miền Nam

Nguyên liệu:

- 1 kg nếp
- 1 lít nước
- 15 viên men nhỏ (khi tán nhuyễn được khoảng 5 muỗng cafe)
- 1 xấp lá chuối

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 1

Cách làm:

Bước 1: Lá chuối rửa sạch, để ráo, lau khô.
Bước 2: Nếp vo sạch, để ráo. Nấu sôi 1 lít nước. Cho nếp và nước sôi vào nồi cơm điện, nấu chín thành cơm nếp.
Bước 3: Sới cơm nếp ra khay, dàn thành lớp mỏng, để nguội.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 2

Bước 4: Giã nhuyễn men.
Bước 5: Dùng lá chuối lót đáy và thành thố đựng.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 3

Bước 6: Khi cơm nếp nguội thì rây men đều lên mặt cơm nếp. Lưu ý là cơm nếp phải nguội, nếu cơm còn nóng thì men sẽ bị "chết", không thành rượu được.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 4

Bước 7: Chuẩn bị chén nước pha 1 muỗng cafe muối để thoa tay cho khỏi dính. Vắt cơm nếp trộn men thành từng viên nhỏ cho thật chặt tay, quấn lá chuối quanh viên cơm nếp, mình làm 2 viên cùng nhau như trong hình.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 5

Bước 8: Xếp viên cơm nếp vào thố thành từng lớp.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 6

Bước 9: Trên cùng đậy một lớp lá chuối.
Bước 10: Đậy kín nắp thố, cho thố vào 2 lớp nilon buộc kín lại. Ủ trong 3-5 ngày thì được.
Tùy chất lượng men và nhiệt độ mà thời gian ủ khác nhau. Sau 3 ngày các bạn có thể mở thố ra thăm chừng, mùi men rượu tỏa ra thơm, viên cơm rượu mềm hơn, nước rượu tiết ra ở lớp dưới thố và nếm thử xem độ nồng vừa chưa là được. Nếu chưa được chúng ta lại đậy lại để thêm 1-2 ngày nữa.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 7

Lấy lá chuối ra bỏ, xếp các viên cơm rượu và nước rượu vào một thố khác, cho vào tủ lạnh để cơm rượu giữ vị ngọt nồng vừa phải, không tiếp tục lên men cay thì sẽ trữ được lâu hơn. Nếu thích vị ngọt hơn và nhiều nước hơn, có thể nấu ít nước đường, để nguội rồi chế vào thố cơm rượu.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 8

Cơm nếp nấu quá khô sẽ không tiết được nhiều nước rượu, quá nhão thì viên cơm rượu không được chắc, sẽ bị rã ra, độ "hút" nước của nếp cũ và mới khác nhau cũng ảnh hưởng đến việc canh nước nấu cơm nếm. Tuy nhiên mình thường nấu với tỷ lệ 1:1 như thế thì thấy cơm nếp vừa dẻo.

Men có thể có độ lớn nhỏ khác nhau, các bạn có thể hỏi người bán thì sẽ mua được lượng men vừa đủ cho 1 kg nếp nhé.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 9

Cơm rượu kiểu miền Nam mềm hơn, khác với rượu nếp sần sật của miền Bắc, mỗi món mỗi vị đặc trưng riêng. Món này kết hợp với xôi vò ngon tuyệt.

2. Cơm rượu nếp cẩm miền Bắc

Nguyên liệu:

- Gạo nếp cẩm: 1 kg
- Men ngọt: 2 viên
- Đường, lá sen

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 10

Cách làm:

Bước 1: Nếp cẩm vo sạch, ngâm qua đêm.
Bước 2: Cho nếp vào nồi đồ chín.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 11

Bước 3: Khi nếp chín, cho ra mâm, chờ cơm nguội bớt còn hơi ấm.
Bước 4: Giã hoặc nghiền men nhuyễn.
Bước 5: Chuẩn bị 1 nồi hấp to, lót một lớp lá sen rồi cho nếp cẩm đã chín vào.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 12

Cứ một lớp nếp cẩm lại 1 lớp lá sen xen kẽ. Sau đó cho men đã giã nhuyễn vào.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 13

Bước 6: Gói kín lá sen lại, đặt vào nơi kín gió, ủ khoảng 3 - 4 ngày.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 14

Khi ủ xong phần nước chảy xuống dưới pha cùng với chút đường, khi ăn rưới lên cơm rượu nếp cẩm.

Cách làm cơm rượu hai miền Nam, Bắc cho Tết Đoan Ngọ - 15

Như vậy bạn đã có món cơm rượu nếp cẩm thật ngon cho Tết Đoan Ngọ rồi nhé!
 
Blogger Templates